TIN TỨC

Việc giải phóng mặt bằng của các dự án lớn trên địa bàn tỉnh cần được đẩy nhanh tiến độ

Việc giải phóng mặt bằng của các dự án lớn trên địa bàn tỉnh cần được đẩy nhanh tiến độ

Nhằm  tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tìm ra giải pháp thiết thực cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trên địa bàn tỉnh, ngày 30-5 vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp chuyên đề về vấn đề này. Tại cuộc họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã nêu một loạt định hướng tháo gỡ, khắc phục, đồng thời khẳng định việc tháo gỡ những thủ tục rườm rà làm chậm trễ quá trình GPMB cần phải được xóa bỏ ngay.

/giai-phong-mat-bang

Làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư

Trên địa bàn tỉnh hiện có 109 dự án đã và đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB để phát triển kinh tế-xã hội với tổng diện tích đất thu hồi 2.110 ha; theo đó, có 6.196 hộ gia đình và 76 tổ chức bị ảnh hưởng. Đến nay, đã có trên 434 ha trong tổng diện tích nêu trên đã được GPMB với 3.132 hộ và tổ chức đã được chi tiền bồi thường, hỗ trợ với số tiền trên 682,85 tỷ đồng. Theo đồng chí Lê Ngọc Thạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và GPMB đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, thường xuyên chỉ đạo xử lý kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện. UBND tỉnh đã thực hiện việc phân cấp, ủy quyền cho UBND các huyện, thành phố quyết định thu hồi đất, nhờ đó chủ động được thời gian thu hồi đất, bồi thường, GPMB, đẩy nhanh tiến độ, giảm thủ tục hành chính. Các quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã được cụ thể hóa giúp công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và GPMB được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và đạt hiệu quả. Chính quyền các cấp đã chú trọng giải quyết đơn thư và kịp thời giải đáp các thắc mắc khiếu nại của người dân, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nhờ đó, đến nay nhiều dự án, nhất là các dự án trọng điểm như dự án Khu dân cư Đông Bắc (K1), dự án Khu đô thị biển Bình Sơn-Ninh Chữ (K2), dự án Đập dâng Tân Mỹ, dự án Điện gió Đầm Nại, dự án điện gió Trung Nam, dự án điện mặt trời Trung Nam,... đã được triển khai theo đúng tiến độ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Hiện nay công tác bồi thường, GPMB hiện nay của tỉnh ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, các dự án trên địa bàn tỉnh vẫn còn đến gần 1.676 ha tiếp tục bồi thường, GPMB với 3.140 hộ, tổ chức bị ảnh hưởng. Nguyên nhân chủ yếu của sự “chậm trễ” này là do công tác quản lý đất đai và xây dựng tại cấp xã, phường còn nhiều bất cập, hồ sơ đất đai (hồ sơ địa chính) tại cấp xã một thời gian dài không được cập nhật, lưu trữ, bảo quản, do đó không theo dõi được nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, tình hình biến động đất, dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chậm, kéo dài thời gian. Nhiều trường hợp UBND cấp xã xác nhận chưa chính xác dẫn đến việc bồi thường chưa đúng quy định; có trường hợp xác nhận nhiều lần nhưng không thống nhất dẫn đến phát sinh việc khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện quyết định hành chính tại Tòa án. Một số dự án, do có khó khăn về kinh phí, nhà đầu tư chưa bố trí vốn để bồi thường, hỗ trợ kịp thời khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài.

Công tác tái định cư chưa thực hiện cùng một lúc với công tác thu hồi, bồi thường, quỹ đất tái định cư còn hạn chế, nhiều dự án đã GPMB xong nhưng vẫn chưa có đất bố trí tái định cư cho người có đất ở bị thu hồi. Đó là chưa kể một số dự án thuộc danh mục nhà nước thu hồi đất (như dự án năng lượng tái tạo) nhưng nhà đầu tư “nóng vội” tự ý nhận chuyển nhượng, trong khi đó đất chuyển nhượng hầu hết là đất không có giấy tờ hợp pháp, đất vượt hạn mức (không đủ điều kiện để chuyển nhượng) dẫn đến phát sinh vướng mắc khi thực hiện, phải mất nhiều thời gian giải quyết làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích các chính sách, quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời; không những vậy, một số cấp ủy, chính quyền cấp xã chưa thực sự coi trọng công tác quản lý đất đai, chậm xử lý, xử lý không kiên quyết, nhất là đối việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp cũng góp phần không nhỏ gây khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB.

Các ngành liên quan và địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích để người dân hiểu rõ mục đích việc thu hồi đất, quyền và nghĩa vụ của mình khi nhà nước thực hiện GPMB, đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc công khai hóa và dân chủ hóa các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để khắc phục triệt để những tình trạng trên. Kịp thời điều chỉnh và vận dụng linh hoạt các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài cơ chế chính sách đền bù còn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền cơ sở và đơn vị thực hiện công tác bồi thường, GPMB, làm tốt công tác dân vận để “dân hiểu, dân tin” và tự giác chấp hành. Tạo sự đồng thuận của nhân dân được xem là điều kiện then chốt để thực hiện công tác GPMB một cách hiệu quả nhất.

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77