TIN TỨC

Các món ăn ngon chế biến đơn giản

Bánh gối là một trong những món ăn quen thuộc và hấp dẫn của ẩm thực dân dã Hà thành, không thể thiếu trong những ngày trời se lạnh. Mặc dù nó có mặt cả trong các nhà hàng sang trọng, nhưng ký ức về nó gắn với thú ăn chơi nhẹ nhàng, “la cà vỉa hè” theo cách nói của dân Hà thành xưa vốn chuộng tiếng Pháp. Cũng vì vậy mà khá nhiều con phố Hà Nội nổi danh nhờ bánh gối.

 

Chưa rõ nguồn gốc bánh gối từ đâu. Bánh gối Việt tương tự như bánh Đỉnh Nhĩ hay bánh Quai Vạc của Trung Quốc, nên có thể nó là phiên bản Việt, có tiền thân là hai thứ bánh Trung Hoa trên, được Hoa Kiều mang vào Việt Nam từ mấy thế kỷ về trước. Từ thời thuộc Pháp đến gần đây, bánh này vẫn còn được dân Hà thành gốc gọi là bánh “Pa - tê - sô”, dù nó rất khác với bánh “Pâté chaud” theo thực đơn hiện tại ở châu Âu.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 1

 

Với Hà Nội một thời bao cấp, tên gọi “bánh gối” lại vô cùng thân thuộc vì nó giống lắm cái gối trẻ em, có hình bán nguyệt, xung quanh viền một lớp vải mỏng, mềm mềm, xếp nếp xoăn xoăn điệu đà, trông rất đáng yêu. Cho đến những năm 80 thế kỷ trước, gối may kiểu này luôn xuất hiện cùng với niềm vui đón em bé sơ sinh về nhà.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 2

Với Hà Nội một thời bao cấp, tên gọi “bánh gối” lại vô cùng thân thuộc vì nó giống lắm cái gối trẻ em, có hình bán nguyệt

 

Làm nhân cho bánh gối khá đơn giản. Nó bao gồm thịt lợn luộc thái nhỏ (hoặc thịt lợn xay/băm), mộc nhĩ, miến, củ cà rốt hoặc su hào thái nhỏ, cùng một số gia vị khác. Khâu cần chú ý đặc biệt là vỏ bánh và nước chấm. Bí quyết làm vỏ bánh là chọn bột chất lượng cao, gia giảm phù hợp, sao cho vỏ bánh có thể cán thật mỏng, nhưng vẫn mềm và dẻo, bao bọc được khối nhân bên trong, khi đem rán vỏ không bị rách vỡ. Bánh gối thường ăn lúc còn nóng (hẳn vì thế mà mang tên Tây là “Pâté chaud” – bánh nóng), cùng với nước chấm và rau sống.

 

Bánh gối luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu. Khi ngắm và thưởng thức các thứ bánh xinh xinh, hình bán nguyệt ấy trên bàn ăn, một cảm giác lạ mà quen cứ vương vấn trong lòng. Vỏ chúng vẫn làm từ bột mì, nhưng công thức làm nhân khác nhau, đậm tính dân tộc: nhân mặn từ thịt trộn với nấm, nhân xúc xích, nhân phó mát trắng (pho mát từ sữa đã rút kem (white/cottage cheese), nhân ngọt làm từ mứt hoa quả.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 3

Bánh gối Việt luôn thấp thoáng trong tâm tưởng người Việt ở trời Âu

Bánh gối Việt gần giống với món bánh pierogi ở Ba Lan (món bánh có vỏ giống bánh gối nhưng được hấp hoặc chiên và được ăn kèm với kem chua), bánh pelmeni ở Nga (một loại bánh bao mang ý nghĩa may mắn của nước này), bánh vareniki của người Ukraine (cũng là một kiểu bánh bao có hình dạng bánh gối).

Tuy có điểm tương đồng về hình dạng nhưng cách chế biến của bánh gối với những loại bánh này khác nhau. Các “đồng minh bánh gối” ở châu Âu thường được đem luộc chín hoặc hấp. Với bánh nhân mặn, sau khi luộc chín, người ta xếp chúng ra đĩa, rồi phủ một lớp hành phi thơm sẵn với bơ, đôi khi cho vào chảo rán với bơ, thêm chút hành thái nhỏ. Với bánh nhân ngọt, luộc xong bày lên đĩa phủ chút đường hoặc kem ngọt. Nhiều nơi còn áp dụng cả cách nướng các thứ bánh vỏ bằng bột mì cán mỏng này.

 

Dù ngoại hình có giống nhau, bánh gối Việt có hương vị rất khác, đặc biệt nữa là lại có mép bánh vặn như xoắn thừng. Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối. Không nhất thiết phải rán vì người Âu không chuộng món rán, mà có thể đem nướng bánh gối và tạo bánh thành hình tam giác, hay chữ nhật.

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 4

Mắt người phương Tây thường thích thú dõi theo tay người Việt nặn thành hình chiếc bánh gối

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 5

Không chỉ làm bánh gối hình bán nguyệt, mà bánh gối do người Việt ở nước ngoài làm cũng có tạo hình tam giác hoặc chữ nhật

Bánh gối Việt trên bàn tiệc châu Âu - 6

Người Châu Âu không chuộng đồ rán nên món bánh Việt này thường được đem nướng

Bánh gối nướng còn có lợi thế là có thể ăn nguội mà vẫn giữ được độ giòn, nên có thể làm sẵn trước rồi đem bày lên bàn tiệc. Nếu thích ăn nóng, bạn có thể cho vào lò nướng 5 – 10 phút trước khi ăn. Bánh gối với rau sống và nước chấm Việt thường hết veo tại các bữa ăn Việt ở châu Âu.

Ngoài vai trò món khai vị, bánh gối nướng thường được hoan nghênh ở các liên hoan nhẹ, bữa ăn nhẹ vào buổi tối.

Cách chế biến món bánh tôm cũng chẳng có gì quá phức tạp, chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa bột mì, bột năng với khoai lang và tôm tươi. Bánh sau khi rán sẽ được để cho ráo mỡ và ăn nóng, dùng với nước chấm chua, cay, mặn, ngọt và kèm theo một chút rau sống.

Thế nhưng điểm làm nên sự khác biệt chính là những con tôm chiên cùng bánh phải là thứ tôm được đánh bắt từ chính Hồ Tây, bởi chỉ có thứ tôm này mới đem lại được cho người thưởng thức cảm giác chắc thịt, ngọt ngào mà bất kì loại hải sản nào cũng ko có được. Ngày nay cuộc sống có nhiều thay đổi, lượng tôm đánh bắt được từ Hồ Tây không còn dồi dào như trước, vì vậy các bạn có thể thay thế bằng tôm đồng nhé!

Lượng nguyên liệu để mình làm được tầm 10 chiếc bánh tôm như sau:

- Tôm đồng loại to cỡ ngón tay út: 200 gr
- Bột mì: 60 gr
- Bột năng: 30 gr
- Bột nghệ: ½ thìa cà phê
- Bột canh: ½  thìa cà phê
- Nước: 180 ml
- Khoai lang vàng: 1 củ
- Nước mắm, đường, dấm, tỏi, ớt
- Đu đủ, cà rốt, rau xà lách
- Khuôn bánh

Bài dự thi: Bánh tôm Hồ Tây - Món quà của Hà Nội - 1

Tôm các bạn nên chọn những con tôm đồng thật tươi, còn nhảy tanh tách, to cỡ ngón tay út. Đem về rửa sạch rồi dùng kéo cắt bỏ râu tôm, muốn hình thức bánh hấp dẫn hơn thì giữ lại phần càng to của tôm nhé.

Bài dự thi: Bánh tôm Hồ Tây - Món quà của Hà Nội - 2

Sau đó pha bột bánh gồm bột mì, bột năng, bột nghệ, bột canh và nước theo liều lượng tỉ lệ như mình đã nêu ở phần công thức.

Bí quyết giúp cho vỏ bánh ngon hơn chính là nhờ mình đã bớt đi 1 phần bột mì và thay vào đó là bột năng đấy các bạn ạ. Bột năng có tác dụng giúp vỏ bánh thêm giòn và giữ được độ giòn khá lâu sau khi rán. Khoai lang sẽ được gọt vỏ sau cùng để tránh việc khoai bị thâm, các bạn đem xắt sợi to rồi ngâm nước muối pha loãng cho khoai được giòn.

Bài dự thi: Bánh tôm Hồ Tây - Món quà của Hà Nội - 3

Đến khâu chiên bánh: Trước tiên các bạn nhúng khuôn bánh ngập trong chảo dầu, khi khuôn bánh có độ nóng các bạn nhấc ra, múc bột láng đầy khuôn, xếp khoai lang và tôm lên trên rồi nhúng trở lại vào chảo dầu. Chao bánh cũng là một công đoạn quan trọng, nếu quá lửa thì sẽ bị cháy, nếu không đủ nhiệt bánh sẽ bị ngấm dầu, ăn rất ngấy. Các bạn cứ để nguyên khuôn trong chảo như vậy, khi bột bánh đủ độ chín sẽ tự co lại, bấy giờ chỉ cần lách nhẹ mũi dao là bánh dễ dàng róc khỏi khuôn.

Khi vớt bánh ra các bạn đặt ngay vào một chiếc đĩa đã được lót sẵn giấy thấm dầu nhé.

Bài dự thi: Bánh tôm Hồ Tây - Món quà của Hà Nội - 4

Nước chấm cũng quyết định một phần rất quan trọng của món bánh tôm này, với sắc hồng của cà rốt, trắng xanh của dưa góp làm từ đu đủ và ẩn hiện là màu trắng xen lẫn màu đỏ tươi của tỏi và ớt băm nhỏ, đủ vị mặn ngọt chua cay càng tạo nên sức hấp dẫn của món ăn.

Bài dự thi: Bánh tôm Hồ Tây - Món quà của Hà Nội - 5

Dù cuộc sống có thay đổi như thế nào thì món đặc sản bánh tôm Hồ Tây vẫn giữ vẹn nguyên hương vị cổ truyền của nó, để bất cứ ai khi thưởng thức đều nhớ mãi cái màu vàng ươm, giòn tan của vỏ bánh, màu đỏ ửng của tôm tươi mềm và ngọt, và vị thơm bùi của từng cọng khoai lang…

Bài dự thi: Bánh tôm Hồ Tây - Món quà của Hà Nội - 6

Chẳng phải thứ cao lương mĩ vị gì mà sao lần nào tự tay làm đãi các bạn phương xa món bánh này mình đều được khen rằng bánh ngon đến lạ, ngon bởi món ăn mang đậm dấu ấn Hà Thành này hay bởi tấm lòng của người nấu gửi gắm biết bao tình cảm và thông điệp trong đó?

Bài dự thi: Bánh tôm Hồ Tây - Món quà của Hà Nội - 7

Gọi nôm na cái tên “Mỹ nữ chân dài”, khô nhái dần trở thành món nhấm rượu cực kỳ “độc, lạ” của dân chơi thứ thiệt. Điệu nghệ nhất là khi chiên, thực khách có thể nhai cả xương lẫn thịt. Chiên xong, ngửi đã thấy mùi thơm, ăn vào lại có vị ngọt dịu, cay mặn, béo ngậy và giòn, có thể coi là món ăn tinh túy thiên nhiên mang lại.

 

 

khô nhái An Giang

Khô nhái được đóng gói, xử lý hút ẩm cẩn thận

 

 

Nói đến tự nhiên phải kể đến thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng. Vừa nhiều đạm, không chất béo lại giàu canxi, thích hợp cho tất cả mọi người. Do sống trong môi trường hoang dã, không nuôi được kiểu kinh tế như ếch nên thịt “kiều nữ” rất dai ngon và không độc.

 

khô nhái

Bắc chảo dầu cho nóng, phi tỏi cho thơm, bỏ khô nhái vào từng nắm
chiên khoảng 10~15 giây thấy khô vàng vớt ra cho lên giấy thấm dầu
ăn chung với nước mắm me nhai luôn xương tuyệt vời

 

Sơ chế khá công phu, đem về phải chặt bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lôi hết ruột ra, rửa thật cẩn thận, ướp cùng muối, tiêu và ớt để thấm đều trước khi phơi. Khi “người đẹp” đã được tẩm lớp da bóng giòn quyến rũ, đầu bếp thả nguyên con vào chảo dầu sôi già chiên giòn từ thịt tới xương hoặc nướng lên là có ngay thức quà dân dã “ danh bất hư truyền”. Nhanh tay liên hệ với Đặc Sản Miền Tây để có món Khô Nhái cực ngon biếu tặng cũng như chiêu đãi gia đình và bạn bè dịp Tết này nhé!

muc khomuc mot nangdac san phan rang,mu tromtam trang cap toc,

mon an ngon o phan rang , festival nho ninh thuan

cac dia diem du lich o phan rang ninh thuan

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77