TIN TỨC

Chăn nuôi gia súc có sừng phát triển mạnh

Chăn nuôi gia súc có sừng phát triển mạnh

Để cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho nông dân, từng bước giảm nghèo bền vững, những năm qua, UBND xã Ma Nới (Ninh Sơn) vận động nông dân phát triển chăn nuôi gia súc có sừng theo hướng bền vững.

Nông dân chăn nuôi gia súc ở Ma Nới

Là xã miền núi, có đồng cỏ rộng phù hợp cho việc chăn thả gia súc. Chính vì vậy, địa phương đã định hướng cho người dân tập trung phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi và nhận được sự tích cực tham gia của người dân. Đến nay, qua con số thống kê, toàn xã có tổng đàn gia súc 3.523 con; trong đó, bò 3.409 con, dê 98 con, trâu 16 con. Có được kết quả đó là sự dám nghĩ, dám làm của người dân trong vay vốn phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó là việc phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi từ Chương trình 135, thông qua các mô hình như: Chăn nuôi bò, dê sinh sản. Mặt khác, để bà con có thêm cơ hội phát triển, trau dồi kinh nghiệm trong chăn nuôi, xã còn phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cũng như ủy thác vay vốn qua ngân hàng. Với hơn 95% dân số là người đồng bào Raglai nhận thức còn hạn chế, xã cũng thường xuyên tuyên truyền người dân không thả rong gia súc tránh gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều hộ đã cải thiện được đời sống, tăng thu nhập từ chăn nuôi. Điển hình như hộ ông Chamaléa Nướng, thôn Gia Rót, năm 2012, nuôi 1 con bò, đến nay tăng lên đến 16 con. Ông Nướng cho biết: Thời gian trước, đời sống gia đình còn khó khăn chủ yếu làm rẫy, trồng cây ngắn ngày. Từ khi được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển chăn nuôi, đời sống gia đình đã khá lên, con cái được đi học, nhà cửa xây dựng khang trang và có xe máy để đi lại. Hiện nay, phát triển chăn nuôi gia súc là kinh tế chủ lực của địa phương, người dân có đời sống kinh tế ổn định đều nhờ chăn nuôi.

Dù có điều kiện thuận lợi về điều kiện tư nhiên, nhân lực trong việc phát triển chăn nuôi, nhưng xã Ma Nới vẫn còn một số khó khăn như thiếu vốn, chưa chú trọng việc áp dụng khoa học-kỹ thuật. Để giải quyết những khó khăn, theo ông Ma Nhông Nhíp, thời gian tới xã tiếp tục tạo mọi điều kiện cho các hộ vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Qua đó, phát triển ngành chăn nuôi bền vững hơn, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

mủ trôm , nho khô , du lịch phan ranghạt éhạt đười ươi

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77