TIN TỨC

Nỗi lo an toàn thực phẩm vẫn còn đó

Nỗi lo an toàn thực phẩm vẫn còn đó

Ngày 5/6 vừa qua, theo chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại hội trường việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016. Vấn đề an toàn VSTP không còn là nỗi lo đơn lẻ trong mỗi gia đình mà thực sự đã là mối lo lớn của toàn xã hội, đòi hỏi cần có ngay giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi như nhiều vị đại biểu Quốc hội đã lên tiếng trong phiên thảo luận nội dung này.

/an-toan-thuc-pham

Nỗi lo an toàn thực phầm còn đó

Qua báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy bức tranh toàn cảnh không mấy sáng sủa về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta. Cụ thể là theo kết quả điều tra dư luận xã hội về an toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội tiến hành, hiện nay chỉ có 10% người dân yên tâm với thực phẩm sử dụng hàng ngày, trong khi có tới 59% chưa yên tâm và 27,5% hoàn toàn không yên tâm!. Một con số khác cũng rất đáng quan ngại, nhất là các sản phẩm nông nghiệp phần lớn đều “ngậm” hóa chất do chính người sản xuất sử dụng vô tội vạ, chủ yếu là đạt lợi ích cho chính mình… hóa chất độc hại, chất cấm, thực phẩm bẩn đội lốt không chừa một sản phẩm nào. Trong số khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhập khẩu hàng năm vào nước ta, với 4.100 chủng loại khác nhau và trong số này có đến 90% là được nhập từ Trung Quốc. Nhưng đáng nói là tại đất nước này chỉ có 630 loại thuốc BVTV được phép lưu hành, như vậy là có đến hàng ngàn chủng loại thuốc BVTV không được phép lưu hành tại Trung Quốc nhưng lại được nhập vào Việt Nam sử dụng!. Đó là chưa kể đến số lượng thuốc BVTV nhập qua đường tiểu ngạch, nhập lậu không thể kiểm soát. Tuy không quá võ đoán nhưng nếu nhìn vào số liệu nêu trên có thể liên hệ đến hậu quả nhản tiền là mỗi năm cả nước có khoảng 70.000 người chết vì ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, bên cạnh đó còn có hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc hằng ngày, trong có đó nguyên nhân từ sử dụng thực phẩm không an toàn. Cũngtrong giai đoạn nói trên, toàn quốc đã ghi nhận hơn 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 30 ngàn người mắc, trong đó có 164 người chết. Tính trung bình có gần 170 vụ với hơn 5 ngàn người mắc và gần 30 người chết do ngộ độc thực phẩm mỗi năm...Đây cũng mới chỉ là những con số bề nổi của “tảng băng chìm” mà thôi. Có đại biểu còn cho rằng, ATTP không phải là vấn đề mới phát sinh nhưng luôn luôn nóng. Tình trạng “lợn hai chuồng, rau hai luống” khá phổ biến ở nhiều vùng nông thôn…, thậm chí nhiều ĐBQH còn canh cánh nỗi lo “đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn thế!”...

Tỷ lệ các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chức nhận còn thấp, trong khi thực tế, thực phẩm an toàn cũng như không an toàn đều được lưu thông, khó kiểm soát. Mặc khác, việc xử lý những cơ sở vi phạm chưa nghiêm. Cụ thể là giai đoạn 2011-2016 theo thống kê có trên 680.000 cơ sở vi phạm, nhưng mới chỉ có hơn 20% cơ sở bị xử lý với mức xử phạt 200.000 đồng/vụ. Hiện nay mức phạt quá “nhẹ”, tính hiệu lực và hiệu quả chưa nghiêm, chế tài chưa đủ răn đe” nên chưa tác động mạnh đến nhận thức của người sản xuất là cần gắn sản xuất với quyền lợi, đặc biệt là sức khỏe của người tiêu dùng…

Giúp cho người dân yên tâm khi sử dụng thực phẩm không phải là thiếu giải pháp, vấn đề là cần hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về ATTP; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thực phẩm; xây dựng chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong ATTP đối với các tổ chức cá nhân kinh doanh thực phẩm bẩn thay vì kêu gọi sự “tử tế” từ người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nhập khẩu; có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ quy mô lớn...Ngoài ra chính người dân phải kiên quyết tẩy chay thực phẩm không an toàn như một giải pháp quyết liệt nhất để loại bỏ thực phẩm bẩn trên thị trường…

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77