TIN TỨC

GIẢI NHIỆT BẰNG THUỐC ĐÔNG Y THAY THẾ NƯỚC NGỌT.

Nước ngọt có sử dụng đường và các chất phụ gia công nghiệp. Nếu uống lâu dài sẽ gây bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch… Bạn có thể tự pha chế 3 loại nước đông y để dùng thay thế nước ngọt.

Hoa bụp giấm:

Cây hoa bụp giấm (tên khoa học hibiscus sabdariffa) có nguồn gốc từ các nước châu Phi. Hiện cây đang được trồng phổ biến ở Việt Nam, nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận.

Hoa bụp giấm có vị hơi chua, mùi thơm nhẹ, tính mát. Hoa chứa nhiều vitamin A, vitamin C, các axit béo không no (axit citric, axit tartric, axit malic), các hợp chất hibiscus, polysaccharides, cyanidin, delphinidin; đặc biệt là hợp chất anthocyanins - vốn tạo ra màu đỏ đặc trưng giống như màu nước ngọt sẽ "dụ trẻ" dễ hơn.

Hoa bụp giấm được nhiều người sử dụng như loại nước uống phổ biến để cải thiện thị lực do ngồi nhiều trước màn hình máy tính, sử dụng tốt cho người cao huyết áp, giảm mỡ máu xấu. Đặc biệt, nước hoa bụp giấm giúp trẻ tăng sức đề kháng trong những ngày tết trở lạnh.

Cách dùng:

Lấy 70g hoa bụp giấm tươi hoặc (30g hoa khô) đem rửa sạch, hãm với 700ml nước, thêm chút đường phèn uống trong ngày. Người dân có thể uống nóng hoặc bỏ đá uống cho giống nước ngọt. Tuy nhiên, khi thời tiết trở lạnh, nên uống ở dạng nóng vì trong Đông y, bụp giấm có tính lạnh.

Người đang bị cảm cúm không nên uống vì nước hoa bụp giấm "giải thuốc" cảm cúm. Ngoài ra, người bị hạ huyết áp hoặc thai phụ không nên dùng vì giảm lượng đường trong máu.

Dâu tằm:

Cây dâu tằm (tên khoa học Morus alba L.Morus acidosa) vì lá dâu dùng để nuôi tằm nên gọi là dâu tằm, hay còn gọi là dâu ta.

Trái dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Trái nhiều chất dinh dưỡng với 9,19% đường, 80% axit các loại (axit malic, axit sucinic...) và nhiều chất khác như: protit, tanin, vitamin C, caroten.

Cách dùng: Trái dâu tằm có vị ngọt chua, tính ôn, được trồng phổ biến ở Việt Nam để làm sirô, ngâm rượu, nước giải khát, làm mứt, vị thuốc...  giúp bổ gan, thận, cải thiện chứng ù tai, bí tiểu.

Ngày tết, cha mẹ có thể pha nước dâu tằm cho trẻ uống giống như loại nước ngọt. 

Chọn quả chín có màu tím sẫm, không dập nát, hư hỏng. Những người có cơ địa lạnh và mắc các bệnh sôi bụng, tiêu chảy không nên ăn uống nước dâu tằm.

Quả la hán:

Cây la hán quả (tên khoa học momordia grosvenori swingle) là dạng cây dây leo, được trồng ở Trung Quốc.

Quả la hán dạng hình cầu, đường kính khoảng 5 - 7cm, khi tươi có màu xanh lục, khi khô chuyển sang màu nâu, được bán nhiều tại các nhà thuốc đông y.

Quả la hán có hàm lượng đường glucose cao, cho vị ngọt cao hơn khoảng 300 lần so với vị ngọt của đường mía nên khi chế biến thành nước giải khát cho con trẻ ngày tết không cần phải bỏ thêm đường.

La hán quả có tác dụng làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho, có thể uống quanh năm cho trẻ nhỏ, người già.

Cách dùng:

Ngày uống 5 - 15g dạng thuốc sắc, hãm nước sôi hay hấp chín để uống. Hoặc dùng 1 trái bẻ ra đổ nước nóng vào như pha trà hoặc bỏ đó vào uống cho ngon.

Người hay bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng, những người ho do bị cảm lạnh thì không nên dùng quả la hán.

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77