TIN TỨC

CẦN HẠN CHẾ HẬU QUẢ KHÔNG ĐÁNG CÓ CỦA TRIỆU CHỨNG TÁO BÓN

Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, người lớn và hầu như ở mọi lứa tuổi trong mọi thời điểm trong năm. Tuy bệnh phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chú ý đến thì rất dễ trở thành chứng mạn tính gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cả cơ thể, đồng thời là yếu tố thuận lợi cho bệnh trĩ là ung thư hậu môn, ung thư trực tràng phát triển.

Triệu chứng của bệnh táo bón ở cả trẻ em và người lớn:

Đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần

Phân khô, cứng, sần, kích thước lớn, có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng.

Căng thẳng khi đi tiêu (rặn mạnh..)

Có cảm giác như không đi hết lượng phân trong trực tràng

Đầy hơi, đau bụng, cứng bụng

Cáu kỉnh, hay tức giận (do đại tràng hấp thu chất độc từ phân tồn vào máu, gây nhiễm độc thần kinh.)

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh táo bón: (Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón: táo bón cơ năng (do chế độ ăn ít xơ, ít nước, do mang thai hoặc tuổi tác,...) và táo bón thực thể do các tổn thương tại đường tiêu hóa gây nên. Có thể điểm tên 1 số nguyên nhân chính gây nên táo bón)

– Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước, ăn thiếu chất xơ, thói quen đại tiện không tốt hoặc do hội chứng kích ứng ruột (IBS, rối loạn ruột già). 

– Sử dụng chất kích thích( cafein, rượu,..) gây lợi tiểu, mất nước.

– Ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn.

– Do sử dụng quá nhiều thuốc cho các bệnh trầm cảm, thuốc dạ dày hoặc các bệnh nhân bị bệnh về xương khớp, tim mạch, đái tháo đường… cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn người bình thường.

– Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc tê hoặc thuốc về huyết áp sẽ đều dễ gây nên tình trạng táo bón. Các trường hợp quá lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng như forlax, duphalac cũng gây ra táo bón.

– Những người ít vận động, lười vận động hoặc người cao tuổi, chức năng của các cơ quan bộ phận kém cũng là những đối tượng hay mắc phải tình trạng táo bón kéo dài.

– Những người uống nhiều rượu, ăn nhiều chất cay nóng gây tích nhiệt.

– Lo nghĩ, buồn phiền, nằm lâu, ít vận động, làm cho khí huyết kém lưu thông gây ứ trệ sinh táo bón.

– Do sau khi mắc bệnh, sau sinh, người cao tuổi, bệnh nhân suy thận,...

Bệnh táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Đối với trẻ nhỏ thì trẻ chậm lớn, biếng ăn , còi cọc và đặc biệt hơn là nếu để bệnh lâu ngày thì sẽ dẫn đến tình trạng sa hậu môn , mắc bệnh trĩ…

Đặc biệt nếu để táo bón lâu ngày không đại tiện được khiến phân ứ đọng, những độc tố đáng lẽ phải bài tiết thì nay quay trở lại cơ thể, thấm vào mạch máu trở về trực tràng. Những độc tố này tạo thành các u cục, phát triển thành tế bào ung thư.

Ngoài ra đối với trẻ em nếu để bệnh táo bón lâu ngày sẽ làm cho bé khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi khiến trẻ dễ bị sụt cân, ăn uống không ngon, không phát triển được.

Giải pháp cho người táo bón ngay tại nhà:

THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN:

Uống nhiều nước: uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày, uống ngay cả khi không khát. Hạn chế uống trà đặc, rượu bia, coca, cà phê...

Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn ( trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc) giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Nên ăn ít nhất 18-30g chất xơ mỗi ngày.

Cắt giảm sữa hoặc thay đổi loại sữa ở người bị táo bón uống sữa.

Nếu trẻ bị táo bón do chế độ ăn, cần bổ sung thêm chất xơ prebiotic để ngăn ngừa và giảm táo bón.

VẬN ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN:

Hoạt động thể chất giúp tăng hoạt động của các cơ trong ruột, tăng nhu động ruột.

Tập thể dục hằng ngày bằng cách đi bộ hoặc chạy bộ, hít thở bằng bụng ít nhất 30phút mỗi ngày, giúp tinh thần sảng khoái, ăn ngon miệng, tăng nhu động ruột.

Tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai.

CẢI THIỆN THÓI QUEN ĐI VỆ SINH:

Bố trí thời gian cố định trong ngày để đi vệ sinh, tránh căng thẳng, vội vàng.

Tránh trì hoãn khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh.

Thử đặt chân lên 1 chiếc ghế đẩu thấp khi đi vệ sinh, sao cho đầu gối cao hơn hông.

BỔ SUNG LỢI KHUẨN VÀ CHẤT XƠ HÒA TAN:

Lợi khuẩn có vai trò tiêu hóa nốt phần thức ăn dư thừa tại đại tràng, phân hủy chất cặn bã giúp phân trở nên mịn, mềm, thành khuôn để dễ di chuyển ra ngoài hơn. Nếu lượng lợi khuẩn giảm đi, lượng thức ăn dư thừa không được tiêu hóa hết, bề mặt phân trở nên sần cứng, gây nên tình trạng khó đi tiêu (táo bón).

Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn còn giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa táo bón xảy ra.

Chất xơ hòa tan đóng vai trò như 1 loại chất xơ tiêu hóa nhằm cải thiện táo bón, đồng thời là thức ăn cho lợi khuẩn, hỗ trợ tăng hiệu quả tác dụng của hại khuẩn lên đường ruột để cải thiện nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón.

DÙNG THUỐC HỖ TRỢ:

Chỉ dùng thuốc hỗ trợ nhuận tràng như phương án cuối cùng khi các biện pháp tự nhiên không cho tác dụng.

Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Các thuốc hỗ trợ nhuận tràng (chất bôi trơn, thụt hậu môn, chất làm mền phân, chất kích thích nhu động ruột,…) có thể mang lại 1 số tác dụng không mong muốn khác như tiêu chảy, lệ thuộc thuốc,…

Với người bị táo bón do dùng các loại thuốc, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để có giải pháp phù hợp.

SỬ DỤNG THẢO DƯỢC AN TOÀN, HIỆU QUẢ:

Diếp cá, Đương qui, Hòe hoa (Rutin), Nghệ (dạng Meriva) có trong sản phẩm An trĩ Vương giúp hỗ trợ giảm táo bón nhanh chóng do cơ chế thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng.

Các thảo dược trên còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các biến chứng của táo bón và bệnh trĩ. 

Nên kết hợp với Gel bôi ngoài để giảm đau rát và chống viêm nhiễm nếu bị nứt hậu môn.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77