TIN TỨC

Phát triển sản phẩm đặc thù để nâng cao giá trị sức cạnh tranh

Phát triển sản phẩm đặc thù để nâng cao giá trị sức cạnh tranh

Ninh Thuận có khí hậu đặc trưng khô nóng, gió nhiều, lượng mưa trung bình ít, phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây, con mang tính đặc thù địa phương, có thế mạnh cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên thời gian qua, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc thù còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải tăng cường hơn nữa sự liên kết chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

/san-pham-dac-thu

Sản phẩm đặc thù 

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm đặc thù, thời gian qua tỉnh ta đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Hiện toàn tỉnh có 18 sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, có 2 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nho và cừu; 6 nhãn hiệu chứng nhận gồm: nước mắm Cà Ná, trái cây Ninh Sơn, tôm giống, dê, măng tây, du lịch gắn “thương hiệu” Ninh Thuận; có 10 nhãn hiệu tập thể gồm: Rau an toàn Văn Hải-An Hải, gốm Bàu Trúc, thổ cẩm Mỹ Nghiệp, heo đen và măng khô Bác Ái, tỏi Phan Rang, táo Ninh Thuận, nho VietGAP Văn Hải, heo đen và gà Thuận Bắc..

Hỗ trợ cho nông dân sản xuất trong chuỗi giá trị các sản phẩm đặc thù, thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện một số giải pháp như kết nối cung cầu với các địa phương và một số doanh nghiệp có thế mạnh trong việc tiêu thụ các sản phẩm liên quan. Qua đó đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và quảng bá hình ảnh tới người tiêu dùng; thực hiện ký kết các bản ghi nhớ nhằm tiếp cận nghiên cứu, hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, Sở Công Thương cũng đã hỗ trợ, giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề trên địa bàn tỉnh tham gia các hội chợ trong nước, nhằm giới thiệu một số sản phẩm đặc thù đến người tiêu dùng. Nhờ đó, một số sản phẩm đã có mặt trong hệ thống các siêu thị, chợ đầu mối, cửa hàng tiện lợi và các kênh phân phối có uy tín tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trên thực tế, do nguồn kinh phí hỗ trợ còn khó khăn nên hoạt động phát triển sản phẩm đặc thù của địa phương chưa huy động được sự tham gia của các đối tượng hưởng thụ vào quá trình quản lý và phát triển, ít có sản phẩm phát huy được lợi thế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các đặc sản địa phương chủ yếu được sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, việc ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn chế, dẫn đến năng suất, chất lượng chưa cao, chưa phát huy được uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường.

Những năm gần đây, chúng tôi đã xây dựng và phát triển một số sản phẩm đặc trưng Ninh Thuận như: nho khô, táo sấy, nước chanh nho… mang thương hiệu SoqiNest. Tuy nhiên, các sản phẩm nông nghiệp thường phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết nên nguồn nguyên liệu không được chủ động; doanh nghiệp chưa tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ để tái cơ cấu và đầu tư, quy trình công nghệ chế biến vẫn tự nghiên cứu và phát triển, nên tính cạnh tranh chưa cao, việc phát triển thị trường cũng gặp nhiều khó khăn.

Một trong những khó khăn đối với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc thù của tỉnh trong thời gian qua, đó là nhiều mặt hàng chưa ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất, chưa nắm rõ thị trường của sản phẩm mình làm ra; quá trình sản xuất vẫn theo kiểu manh mún, mạnh ai nấy làm, dễ dẫn đến cung vượt quá cầu, sản phẩm bị ép giá khó tiêu thụ. Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ chưa hình thành một mô hình phát triển ổn định và bền vững, chưa xác định được số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng. Do đó, để phát triển các đặc sản địa phương trở thành sản phẩm thế mạnh cần có sự phối hợp của các cấp các ngành liên quan trong việc phân tích đánh giá từng lợi thế, khó khăn của sản phẩm và chọn những đặc sản tiềm năng nổi trội, để tập trung hỗ trợ, áp dụng khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại. Mặt khác, huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp chủ lực để phát triển có chiều sâu các sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Đối với các đơn vị sản xuất cần đẩy mạnh việc liên kết để tạo ra sản phẩm hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, có sự thống nhất trong quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Đối với các đơn vị phân phối, cần hỗ trợ người sản xuất thực hiện các quy trình, các chứng nhận có liên quan để sản phẩm đảm bảo theo đúng yêu cầu của nhà phân phối, nhất là việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra và tăng cường quảng bá các sản phẩm đặc thù của địa phương. Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có quy hoạch vùng sản xuất tập trung các sản phẩm đặc thù trên địa bàn tỉnh; cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại kết nối cung-cầu, giới thiệu quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh việc hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng thời hỗ trợ người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa khi đưa vào hệ thống phân phối, hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77