TIN TỨC

CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ KÈM HUYẾT ÁP TIM MẠCH.

Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai căn bệnh mãn tính, do những tác động tiêu cực từ nhịp sống hiện đại. May mắn thay, có rất nhiều giải pháp giúp bạn và người thân ngăn ngừa, kiểm soát tốt cả hai căn bệnh này. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Người bệnh đái tháo đường thường có các bất thường đi kèm là thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. Các bất thường này một mặt gây tăng đường máu, mặt khác gây xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch phổ biến ngày nay mà nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim, suy tim, nhồi máu não,…

Người bệnh đái tháo đường mắc các bệnh tim mạch nhiều gấp 2 đến 4 lần so với người mắc bệnh đái tháo đường. Vì thế, dù khi chưa mắc các bệnh tim mạch thì người bệnh đái tháo đường không chỉ cần kiểm soát tốt đường máu mà còn cần kiểm soát tốt cân nặng, huyết áp và mỡ máu. Khi đã mắc thêm các bệnh tim mạch rồi thì người còn cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các yếu tố này.

Bài viết này không nhắc lại chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường nói chung mà tập trung vào chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường có mắc thêm bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh xơ vữa động mạch với các hậu quả, bao gồm nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và suy tim.

Thứ nhất, người bệnh cần hạn chế ăn các thức ăn làm tăng rối loạn mỡ máu gây xơ vữa động mạch: Đó là các thức ăn chứa nhiều cholesterol, mỡ bão hòa và mỡ chiên(mỡ trans). Là các loại thịt mỡ, nội tạng động vật, hải sản như cua, tôm, các loại thịt đỏ, bơ, pho mát, trứng gia cầm. Mỡ trans và mỡ bão hòa được sinh ra trong quá trình chế biến bơ thực vật từ dầu thực vật. Các thức ăn chế biến sẵn, mayonnaise kem phủ bánh ngọt thường chứa nhiều mỡ động vật và mỡ trans người bệnh cần tránh.

Thứ hai, chế độ ăn không làm tăng huyết áp hoặc làm suy tim nặng lên: Điều quan trọng nhất ở đây là hạn chế natri, có chủ yếu trong muối ăn – muối natri clorid. Ăn nhiều muối ăn dẫn đến tăng giữ nước trong cơ thể và trong máu, và hậu quả là tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim, điều đặc biệt nguy hiểm ở những người có suy tim. Người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn xuống dưới 4g/ngày, tương đương với 1.500 mg natri. Nên nhớ rằng natri không chỉ có trong muối ăn, các gia vị mặn như bột canh, các loại nước chấm mà còn có trong các loại thực phẩm tự nhiên, và đặc biệt là hay có nhiều là trong các thực phẩm chế biến sẵn.

Về bia rượu, người bệnh nên hạn chế lượng uống hàng ngày tương đương lượng cồn có trong 60ml rượu mạnh đối với nam và 30ml đối với nữ. Một điều vô cùng có hại đối với bệnh tim mạch là hút thuốc lá, kể cả hút chủ động và thụ động, người bệnh nên tránh tuyệt đối.

Trong các thực phẩm giàu chất đạm, cá thường chứa nhiều acid béo không no có tác dụng giảm rối loạn mỡ máu. Người bệnh nên ăn cá ít nhất 2 lần trong một tuần.
Sữa đã loại bỏ kem và sữa chua cũng là nguồn cung cấp chất đạm và chứa ít chất béo bão hòa, cũng là loại thức ăn chứa đạm người bệnh nên lựa chọn.

Các thức ăn chứa nhiều chất xơ cũng có tác dụng giảm rối loạn mỡ máu. Đó là các loại các loại đậu hạt, đậu bắp, gạo lứt, yến mạch, xúp lơ xanh và các loại rau cải, các loại nấm, các loại trái cây như cam, bơ, vả. Trong số các loại thức ăn này, người bệnh có thể ăn nhiều, không hạn chế số lượng các loại rau cải, đậu bắp và nấm. Còn các loại khác đều có chứa tinh bột như đậu hạt hoặc đường fructose như các trái cây thì chỉ nên ăn lượng vừa phải.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77