TIN TỨC

Dạy dỗ con cái

Dạy dỗ con cái

Vợ chồng mình trắng tay hết rồi ông à! Bị trộm vô nhà khoắng hết tài sản hay sao vậy? Nghe tôi hỏi lại, anh nói mà như cười ra nước mắt: Còn hơn cả trộm vô nhà, nhiều lúc mình tính bỏ xứ đi cho rồi! Tôi động viên: Thôi thì có chuyện gì cứ bình tĩnh, khó đến đâu cũng có cách gỡ, lúc này cần giữ bản lĩnh và sáng suốt.

/giao-duc

Giáo dục con cái

Hồi trước mình hay chọc, ông có hai cô con gái, nếu bà xã lấy biểu quyết thì ông luôn yếu thế phải phục tùng. Mọi người bảo ông tìm kế sinh thêm cu tí để còn có đồng minh và… Ông không những chẳng phản ứng gì, mà còn động viên tôi: Cậu hai thằng con trai, lời to rồi, nhưng “vất vả” đấy. Chuyện lời lãi đâu chẳng thấy, chỉ biết giờ ra đường vợ chồng tôi không dám ngẩng mặt nhìn mọi người. Phải chi hồi đó tôi để tâm việc ông gợi ý chuyện dạy dỗ con trai không hề đơn giản. Nghe anh nói chuyện mà như trách bản thân, tôi gạt tay: Chuyện gì qua rồi thì quên đi, giờ tìm cách khắc phục. Anh nói: Cơ hội gần như mất trắng rồi, mà suy cho cùng là lỗi tại vợ chồng mình. Rồi anh tiếp tục: Hồi đó, gia đình ở khu tập thể, nơi có đủ thành phần trong xã hội. Vợ mình làm công tác đoàn thể, thường đi cơ sở xây dựng phong trào, nhiều bữa tám, chín giờ tối mới về đến nhà. Bữa cơm chiều thường mạnh ai nấy lo, có lúc bà xã về đến nhà thì hai đứa con đã ngủ ngon lành. Mẹ chúng bảo: Tuổi ăn, tuổi ngủ mà, anh nhắc chúng ráng học, làm bài tập về nhà. Những năm cháu học tiểu học luôn đạt học sinh tiên tiến, vợ chồng cũng yên tâm. Chỉ khi cháu học lớp sáu, cô giáo chủ nhiệm thông báo nó mất kiến thức căn bản từ tiểu học, nên không theo kịp chương trình. Nghe cô giáo khuyên nhủ, mẹ cháu gửi thầy dạy học kèm những môn cơ bản. Vẫn thấy con học thêm, đóng tiền học đều đều, vợ chồng yên tâm, chỉ khi có người nói hay thấy cháu chơi với đám lớn tuổi lêu lổng khu phố trên mới chột dạ. Hỏi con thì nó bảo vẫn đi học, gặp thầy dạy thêm thì được biết bữa học, bữa nghỉ vô chừng. Để chắc chắn, mình và bà xã thay nhau chở cháu đi học và đón lúc hết giờ. Cứ nghĩ như thế thì cháu buộc phải học và có cơ may lấy lại kiến thức căn bản của lớp dưới. Thế rồi có người mách, thấy cháu chơi đá banh trong giờ học thêm. Thì ra cha mẹ chở đến nhà thầy cô dạy thêm, cu cậu học ít, nghỉ nhiều, mà lại nghĩ ra chiêu độc để giấu cha mẹ. Nó khai: Mỗi lần cha mẹ chở đến nơi, bữa nào không muốn học, nấp chờ cha mẹ quay xe là “dọt” đi chơi với chúng bạn, gần đến giờ tan lớp đến cổng nhà thầy chờ cha mẹ đón. Phải chi học hành mà nó cũng có sáng kiến như vậy thì tốt biết bao. Sau này, vợ chồng mình nhờ thầy, cô giáo ở trường cháu học, thầy, cô giáo dạy thêm kèm cặp gắt gao cháu mới qua được trung học cơ sở và lên trung học phổ thông. Lúc này, vợ chồng mình ráng sắp xếp công việc dành thời gian quản lý động viên cháu học tập nhiều hơn, nhưng đã quá muộn. Do thiếu kiến thức căn bản, càng học lên cháu càng chán nản. Năm cháu học lớp mười một phải xin chuyển sang học hệ bổ túc ban đêm, nhưng cũng chỉ được học kỳ một rồi nghỉ học luôn. Cha mẹ, mọi người động viên thế nào cũng không được đành để cháu chuyển qua học trường nghề. Đang học, nghe theo đám bạn lêu lổng chơi bời ngày nào bỏ đi biệt tăm không lời nhắn gửi. Tết năm rồi đột ngột trở về nhà, mẹ nó mừng rơn ngọt nhạt vỗ về. Cứ tưởng con mình sẽ ở nhà, ai dè nó mượn mẹ chiếc xe máy đi chơi với bạn, nhưng đến nay chưa thấy trở về. Hôm rồi nó gọi điện nói vẫn khỏe, còn làm gì, ở đâu thì không cho biết. Mỗi lần như vậy mẹ nó lại khóc cả tuần, còn mình cứ như người vô dụng. Thằng con trai đầu thì như vậy, còn đứa thứ hai thì ông biết rồi đấy, bị tai nạn hồi bé ảnh hưởng não bộ có học hành làm việc gì được. Vợ chồng mình cũng lớn tuổi rồi, đáng ra đã có cháu nội để à ơi nhưng… trắng tay rồi. Dừng một lát rồi anh cho biết: Cũng tính xin cho nó đi lao động hợp tác ở nước ngoài nhưng với cái tính thích thì làm, không thích là nghỉ chưa biết chừng lại mang họ

Quên việc kèm cặp dạy dỗ con cái dẫn đến sự thể như anh vừa kể âu cũng là bài học cảnh tỉnh cho mỗi bậc cha mẹ trong việc dạy dỗ con trẻ. Trong xã hội mở như hiện nay, thì cái tốt và cái xấu luôn song hành, mà con trẻ thì dễ nhiễm những thói hư, tật xấu. Gia đình, nhà trường và xã hội là những môi trường trẻ em tiếp xúc hằng ngày, trong đó sự quan tâm giáo dục, dạy dỗ con cái của mỗi gia đình là nhân tố quyết định hình thành nên nhân cách con trẻ. Việc có con trai hay con gái muốn chúng nên người, thì dù bận bịu công việc thế nào, cha mẹ cũng cần dành thời gian thích hợp để chăm sóc, dạy dỗ chúng hằng ngày và phương pháp thì như ông bà ta đã đúc kết “Dạy con từ thuở còn thơ”.

 

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77