TIN TỨC

GIỚI THIỆU MÓN ĂN TỪ TỎI TRỊ NHIỀU BỆNH.

Theo Live Strong, mỗi 100 g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali...

Tỏi thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình. Theo một nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ), một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ đến 4 tép tỏi mỗi ngày. Với nhiều thành phần dược liệu tự nhiên, tỏi có thể tăng cường chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Sau đây là một số món ăn chế biến từ tỏi phòng chữa nhiều bệnh bạn nên cho vào thực đơn hằng ngày:

Các món ăn chế biến từ mần tỏi:

Theo một nghiên cứu của Hội Hóa học Hoa Kỳ khẳng định, những củ tỏi đã mọc mầm có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi.

Trong các loại rau, củ sử dụng làm thực phẩm gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Tuy nhiên đối với các loại củ như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố. Nhưngnhiều người thường không ăn hành, tỏi khi đã bị mọc mầm. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó, vì thế, tỏi, hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi nữa chứ không phải vì nó độc.

Tỏi mọc mầm rất tốt cho tim mạch: Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí ACS' Journal of Agricultural and Food Chemistry mới đây cũng cho biết, những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi. Cũng giống như cách phytochemicals ngăn hoạt động của các chất gây ung thư, tỏi mọc mầm cũng đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn tim, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Tỏi mọc mần có thể chống ung thư: Tỏi mọc mầm còn là khắc tinh của bệnh ung thư, là vị thuốc tự nhiên phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical, có khả năng chặn sự lây lan của các tế bào ung thư ác tính và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trên cơ thể. Ngoài ra, tỏi cũng sản xuất một lượng lớn các chất chống gốc oxy tự do - một trong những lý do chính cho sự hình thành của ung thư.

Tỏi mọc mần có thể ngăn ngừa đột quỵ: Tỏi mọc mầm cung cấp lượng phong phú chất anjoene - chất ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi giúp làm giãn nở động mạch. Cả hai chất hoạt động song song giúp chống lại sự hình thành của các cơn đột quỵ.

Tỏi mọc mần có thể chống lão hóa: Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa sớm bằng cách loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Nhưng theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry, tỏi mọc mầm không chỉ ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn mà còn có khả năng giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.

Cháo tỏi:

Nguyên liệu: tỏi 30g, gạo tẻ 100g.

Cách làm:

- Tỏi bóc bỏ vỏ ngoài, cho vào nước sôi đảo qua trong khoảng 1 phút, vớt ra.

- Gạo tẻ nấu cháo, khi nước sôi, cho tỏi vào cùng nấu cho chín nhừ, cho ăn nóng sáng và tối.

- Món này rất thích hợp cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp.

Rau sam tỏi dấm:

Món này thích hợp cho người mụn nhọt chốc lở, đặc biệt là các thể mụn nhọt mưng mủ có ngòi thường gặp ở người lớn, người bị tiểu đường.

Nguyên liệu: tỏi 1 - 2 củ, rau sam 100g, dấm ăn 10ml, muối ăn 3g.

Cách làm:

- Tỏi bóc vỏ ngoài, giã nát trộn với dấm và muối, khuấy đều thêm chút gia vị khác phù hợp (tương ớt...).

- Rau sam rửa sạch, nhúng qua nước sôi, chấm với tỏi dấm ăn ngày 1 lần, liên tục 5 - 6 ngày. 

Tỏi xào bún, thịt lợn,...:

Nguyên liệu: tỏi 10 củ, thịt lợn ba chỉ 100g, bún hoặc mì sợi 200g.

Cách làm: Tỏi bóc bỏ vỏ giã nát, thịt lợn thái lát. Đem thịt xào chín, cho bún xào tiếp, đảo đều thêm gia vị, cho tỏi vào sau cùng đảo nhanh tay và tắt bếp. Ăn nóng. Món này rất tốt cho người bị viêm khí phế quản ho dài ngày.

Những người nên hạn chế ăn tỏi: Người âm hư hỏa vượng và các trường hợp có viêm tấy ở mắt, miệng lưỡi, răng cần thận trọng.

Các bài viết liên quan

0949965377
Zalo 094.99.653.77